Người Đức thu hồi vỏ chai nhựa như thế nào:
Ở Đức, để thu hồi vỏ chai nhựa, người ta không chỉ vận động mà dùng cả các giải pháp kinh tế đồng bộ.
Trước tiên là vận động người dân thả các đồ nhựa vào thùng rác chuyên cho đồ nhựa, không để lẫn với các loại rác khác, giải pháp này đơn giản, nhưng phụ thuộc vào tính tự giác của người dân và nói thật, kể cả ở các nước tiên tiến, không phải ai cũng có ý thức cao, ta vẫn thấy rải rác đâu đó tại các bụi rậm, quanh mấy cái ghế ở công viên vẫn có rải rác vỏ chai nhựa dùng rồi, tuy không nhiều như ở ta, nhưng vẫn có.
Gần đây, mình thấy một số hãng sản xuất nước tinh khiết đi tiên phong trong việc thu hồi vỏ chai nhựa bằng kinh tế.
Ví dụ: một chai nước tinh khiết loại 1,5 lít, họ bán giá 34 xu (100 xu bằng 1 euro), trong đó tiền nước chỉ có 9 xu, còn tiền vỏ chai nhựa là 25 xu (giá chai nước 1,5 lít của các hãng khác khoảng 15 đến 20 xu cả vỏ).
Người tiêu dùng, thường mua cả bịch 12 chai, thậm chí vài bịch về nhà hoặc bỏ trên xe ô tô để dùng dần.
Thỉnh thoảng họ thu gom vỏ chai dùng rồi, đem ra nơi đặt máy thu gom để đổi lấy tiền (thường ở siêu thị như Big C, Aeon như ở ta).
Máy chuyên dụng, bạn cho từng chai vào ổ quy định, máy sẽ quét tia hồng ngoại nhận dạng vỏ, nếu đúng loại vỏ của hãng , máy sẽ nuốt vỏ vào và trả tiền cược cho bạn, nếu không đúng vỏ của hãng, máy sẽ đùn trả vỏ ra ngoài.
Nhược điểm của phương pháp này thì vô số:
1; Giá bán cả vỏ cao hơn hẳn so với các hãng không thu hồi vỏ, do đó mất tính cạnh tranh về giá với nhiều đối tượng khách hàng không thích mất công đi trả vỏ, như khách đi du lịch, khách mua lẻ để uống giải khát …
2; Phải đầu tư hệ thống đổi vỏ khá nhiều nơi, mất rất nhiều máy và mỗi máy khá nhiều tiền đầu tư, bảo dưỡng máy định kỳ..
3; Phải mất chi phí thu gom vỏ hàng ngày, vỏ thu hồi nhẹ nhưng cồng kềnh nên chi phí thu gom vận chuyển cao.
4; Chi phí đổi vỏ lớn như vậy, nhưng nhà sản xuất không thu hồi được, vì bản chất 25 xu đấy chỉ là tiền cược của khách hàng, và khách hàng được nhận đủ 25 xu khi trả vỏ. Tiền nước lại phải thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh không thu hồi vỏ để khuyến khích khách hàng, do vậy ảnh hưởng đến lợi nhuận.
5; Với khách hàng, tiền nước rẻ hơn so với hãng khác, nhưng bị chiếm dụng vốn, tiền cược vỏ gấp 2,5 lần tiền nước, ở nhà đã chật lại mất thêm một chỗ để nước mới mua và thu hồi vỏ, lại mất công mang vỏ đi trả cược.
…..
Nói túm lại, đây là một giải pháp rất phi kinh tế với nhà sản xuất và phụ thuộc nhiều vào ý thức khách hàng.
Không có số liệu thống kê, nhưng theo quan sát của mình, thấy cũng nhiều người Đức ủng hộ giải pháp này, nhà cô em mình mỗi lần đi mua thường mua luôn ít thì 5 bịch, thường thì 10 bịch, về chất đống góc nhà, mỗi lần đi siêu thị lại vác cả bao tải vỏ đi lấy tiền cược về.
Tính ra cũng tiết kiệm được khối tiền.
-
Hùng Đầu Bạc Chơi đẹp để bảo vệ môi trường
Bạn, Minhphuong Vu và Nguyễn Hữu Thường
Không biết có được Chính phủ hỗ không, chứ chơi đẹp với môi trường thế này thì mất thế cạnh tranh trên thị trường.